Human Serum Albumin
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Human Serum Albumin là gì?
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh, chiếm 58-74% lượng protein toàn phần. Albumin có vai trò trong việc duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, giữ cho nước không rò rỉ ra ngoài mạch máu. Albumin cung cấp axit amin trong quá trình tổng hợp protein ở ngoại vi. Khi người bệnh đang điều trị, albumin có thể liên kết, vận chuyển các chất có phân tử lượng nhỏ như bilirubin, hormon steroid, acid béo và những hoạt chất thuốc trong máu đi khắp cơ thể.

Trong cơ thể chúng ta, gan là cơ quan duy nhất sản xuất Albumin và cũng rất nhạy cảm với tổn thương ở gan. Nồng độ Albumin thể hiện rõ tình trạng chức năng của gan, albumin giảm khi gan bị suy yếu ở người mắc bệnh thận, suy dinh dưỡng hoặc viêm nhiễm,... Đây là một sự gia tăng tương đối và xảy ra khi mà khối lượng huyết tương giảm.
Albumin liên kết với nước, cation (như Ca2 +, Na + và K +), axit béo, hormone, bilirubin, thyroxine (T4) và dược phẩm (bao gồm cả barbiturat). Albumin chiếm khoảng 50% tổng hàm lượng protein ở người khỏe mạnh.
Điều chế sản xuất Human Serum Albumin
Cách điều chế ra huyết thanh là quá trình cho máu đông lại một thời gian nhất định. Quá trình tiếp theo là đun ống bằng que thử như vậy sẽ loại bỏ máu đông, tiếp đến là ly tâm ống. Các quá trình trên hoàn tất, chúng ta thu được huyết thanh.
Cơ chế hoạt động của Human Serum Albumin
Albumin giúp tăng thể tích huyết tương tuần hoàn, giảm độ nhớt, giảm sự cô đặc của máu. Albumin như một protein có thể vận chuyển lưu thông, liên kết các vật liệu, thuốc độc hại, tự nhiên và trị liệu. Albumin người chiếm hơn 50% tổng protein trong huyết tương, thành phần này chiếm khoảng 10% hoạt động tổng hợp protein của gan. Albumin 25% ở người có tác dụng tăng cường tương ứng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Nano Silver là gì?
Nano Silver (nano bạc) là một dạng hạt tồn tại của kim loại bạc, gồm các hạt bạc có kích thước nano khoảng từ 1-100 nanomet (kích thước này mắt thường không nhìn thấy được).
Hạt Nano Silver có tỉ lệ diện tích bề mặt lớn hơn hàng triệu lần so với kim loại bạc, nhờ đó mà tính chất đặc hiệu của bạc được tăng lên đáng kể.

Màu sắc của dung dịch Nano Silver thay đổi từ vàng tới đỏ sẫm và có thể là màu gần như đen khi nồng độ lên tới 5,000 ppm. Lưu ý là các loại bột bán trên thị trường không chứa hạt nano do nano bạc không tồn tại ở thể rắn.
Điều chế sản xuất Nano Silver
Kích thước, hình thái và tính ổn định của các nano silver sẽ khác nhau tùy theo phương pháp được tổng hợp. Có ba phương pháp tổng hợp nano silver chính là tổng hợp vật lý, tổng hợp hóa học và tổng hợp sinh học.
Trong đó, tổng hợp sinh học là phương pháp xanh và thân thiện với môi trường (do quá trình khử không sử dụng enzym tương tự như tổng hợp hóa học nhưng tác nhân khử là vi sinh vật hoặc thực vật). Tuy nhiên, cần thận trọng với phương pháp này vì nó có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là ứng dụng trong y tế.
Cơ chế hoạt động của Nano Silver
Nhờ đặc tính kháng khuẩn của ion bạc và diện tích bề mặt lớn của các hạt nano mà nano silver có khả năng kháng khuẩn mạnh. Tùy theo nồng độ và kích thước mà hiệu quả của các hạt nano bạc sẽ khác nhau, chẳng hạn nồng độ cao sẽ hiệu quả tốt hơn.

Trong khi đó, cơ chế chống nấm nano silver có được là do chúng có thể phá vỡ màng tế bào và ức chế quá trình nảy chồi. Tại nồng độ 0.1mg/lít (tương đương 0.1ppm) nano bạc có khả năng kháng nấm. Với mật độ 105 tb/lít nấm Candida albicans bị vô hiệu hóa hoàn toàn sau 30 phút tiếp xúc.
Cơ chế tác dụng trên virus nhờ khả năng ức chế các giai đoạn phát triển của tế bào virus. Nano bạc được coi là một tác nhân phổ rộng chống lại nhiều chủng virus và không gây đề kháng.
Palm oil là gì?
Palm oil (dầu cọ) là thành phần được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ bằng phương pháp ép lạnh. Như chúng ta đều biết, quả cọ từ lâu là nguyên liệu lý tưởng được sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm và mỹ phẩm bởi công dụng tạo độ đặc cho các đồ ăn đóng hộp, kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm cũng như giúp cho bánh nướng giữ được độ giòn tan...
Trong mỹ phẩm, dầu cọ được đánh giá cao vì có khả năng giữ ẩm, giúp làm mềm, tăng lượng nước trong da và giữ cho da luôn mịn màng. Rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân bạn dùng hàng ngày có chứa Palm oil như xà phòng, dầu gội, kem cạo râu, sữa tắm và nhiều loại mỹ phẩm khác. Nếu nhìn thấy các chất như "elaeis guineensis oil", "elaeis guineensis butter", "hydrogenated palm", "oleine de palme", "sodiul palmate"... trong bảng công thức sản phẩm thì có nghĩa là bạn đang tiêu thụ các sản phẩm có chứa dầu cọ.

Theo các nhà khoa học, dầu cọ đỏ (loại dầu thô, chưa qua xử lý) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhờ các loại acid béo trong dầu; đặc biệt có lợi cho phụ nữ mãn kinh, mang thai và chống loãng xương. Dầu cọ đỏ chứa rất nhiều vitamin A gấp 15 lần so với cà rốt, mang lại rất nhiều tác dụng cho da như dưỡng ẩm, giữ ẩm, chống nhăn và đẩy mạnh quá trình sản xuất melanin - giúp da chống lại tác hại của tia cực tím.
Trên thị trường, hiện người ta khá ưa chuộng các sản phẩm dầu gội chiết xuất từ dầu cọ do nó không chứa silicone, nhựa than hay paraben như nhiều sản phẩm khác. Tóc được chăm sóc tốt hơn, trở nên bóng mượt sau thời gian sử dụng. Dầu cọ cũng được dùng như một loại thuốc ủ tóc bởi chức năng phục hồi tóc bị khô, gãy và rụng, đặc biệt là trong tiết hè nắng nóng.
Điều chế sản xuất Palm oil
Đầu tiên, người ta sẽ vận chuyển nguyên liệu thô đến nhà máy, tiếp đó sẽ bắt đầu chu trình sản xuất.
Sau khi dầu được tách tại cối xay, dầu cọ thô được tiệt trùng tại bình áp suất lớn, tẩy màu và tách khỏi hỗn hợp lỏng gồm hỗn hợp nhiều dầu. Tiếp theo, làm sạch hỗn hợp này trong một bình lớn, tại đó lượng dầu được lấy ra liên tục. Sau quá trình này ta thu được dầu cọ thô, từ đây dầu thô được tinh chế bằng 2 quá trình khác nhau:
-
Quá trình vật lý: Dầu thô tiếp tục được tẩy trắng, sau đó là quá trình tách acid và tách mùi. Kết quả của quá trình biến đổi vật lý, ta thu được dầu cọ đã được tẩy trắng không mùi và không chứa acid béo.
-
Quá trình kiềm: Đầu tiên, dầu thô được trung hòa với kiềm. Hỗn hợp sau phản ứng trung hòa này được tẩy trắng và tẩy mùi, sản phẩm thu được là dầu cọ. Sản phẩm phụ là xà phòng được tổng hợp từ phần loại ra trong quá trình trung hòa với kiềm.
Cơ chế hoạt động của Palm oil
Tất cả calorie của dầu cọ đều đến từ chất béo. Sự phân hủy axit béo của nó là 50% axit béo bão hòa, 40% axit béo không bão hòa đơn và 10% axit béo không bão hòa đa.
Trong dầu cọ, axit palmitic là loại chất béo bão hòa chính, chiếm 44% lượng calorie. Bên cạnh đó, dầu cọ cũng chứa khá nhiều axit oleic và một ít axit linoleic cùng axit stearic.
Sắc tố đỏ cam của dầu bắt nguồn từ các chất chống oxy hóa được gọi là carotenoid, trong đó bao gồm beta-carotene, mà cơ thể bạn có thể chuyển hóa thành vitamin A.
Nano Collagen là gì?
Nano Collagen, về bản chất cơ bản chính là sự kết hợp giữa collagen và công nghệ nano.
Chúng ta đều biết, collagen là một loại protein dạng sợi, là thành phần cấu trúc chính của các mô liên kết. Khắp nhiều bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có thể tìm thấy collagen như hạ bì của da, gân, mạch máu, xương và khớp... Tuy nhiên, khi tuổi tác ngày càng cao, cùng với tác động của các yếu tố môi trường khiến việc tăng sinh collagen ngày càng giảm. Collagen mới chậm hình thành hơn, da kém đàn hồi hơn khiến làn da xuất hiện nếp nhăn ngày càng nhiều.

Về cấu trúc, phân tử collagen gồm ba chuỗi polypeptide với hơn 1.000 acid amin trong mỗi chuỗi. Do trọng lượng phân tử và kích thước khá lớn khiến việc hấp thu và phát huy hiệu quả của collagen ít nhiều bị ảnh hưởng. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã tìm ra công thức nano của collagen, gọi là nano collagen với kích thước các hạt nhỏ hơn, đồng nhất hơn (kích thước vào khoảng 10- 1000nm), cùng với khả năng hấp thu tốt và rộng hơn. Nano collagen có ưu điểm là vượt qua các trở ngại của collagen nên thành phần này rất được ưa chuộng trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc da và cơ thể.
Với liều dùng chỉ bằng 60% collagen thường, nano collagen mang lại nhiều tác dụng đáng kể, bao gồm tăng khả năng sống sót của tế bào mô liên kết ở da người bình thường: Cho kết quả tương đương, kiểm soát men MMPs tốt hơn cũng như có tỷ lệ tổng hợp Procollagen type I của tế bào mô liên kết dưới da người bình thường tốt hơn.
Hiện nay, các sản phẩm nano collagen rất phổ biến, được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung giúp cải thiện sức khỏe cho làn da, hạn chế hình thành nếp nhăn, giúp hệ cơ xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ.
Điều chế sản xuất
Hầu hết nano collagen đều được phân tách bằng phương pháp thủy phân. Da hoặc vảy cá từ nguyên liệu thô ban đầu sẽ được loại bỏ calci và chất béo, sau đó chúng sẽ trải qua bốn bước thủy phân, tiếp theo sẽ được lọc, khử mùi, khử màu rồi mới khử trùng, sấy khô và đóng gói.

Cơ chế hoạt động
Nano collagen sau khi vào trong cơ thể sẽ trải qua bốn bước như sau:
-
Bước 1: Nano collagen được tiêu hóa bởi các enzyme dưới dạng Oligopeptide trong dạ dày và ruột non.
-
Bước 2: Oligopeptide được tiêu hóa và hấp thụ trong ruột non dưới dạng các amino acid và peptide nhờ tác dụng của các enzyme Dipeptidase và Aminopoly-peptidase.
-
Bước 3: Dạng peptide được hấp thụ bởi peptidase tạo thành Amino acid trong tế bào chất.
-
Bước 4: Amino acid trong tế bào chất được chuyển vào các mao mạch trong gan.
Olea Europaea Fruit Oil là gì?
Olea Europaea Fruit Oil (hay Olive Fruit Oil) chính là dầu oliu mà chúng ta quen dùng trong chế biến thực phẩm. Cũng giống như những loại dầu thực vật khác, Olea Europaea Fruit Oil cũng phổ biến trong chăm sóc da nhờ tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm, dưỡng da, nhất là với những làn da khô.
Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều chất béo, chất chống oxy hóa, vitamin E giúp da không bị tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời, tránh nguy cơ ung thư da, ức chế hình thành và tăng trưởng của các khối u.

Thành phần của Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều axit béo, trong đó chiếm (55-83%) là axit oleic, axit linoleic chiếm từ 3.5-20% còn axit palmitic là 7-20%. Nhờ chứa polyphenols, tocopherols (đều là các loại vitamin E) và carotenoids nên dầu oliu cũng có khả năng chống oxy hóa. Đồng thời, thành phần squalene có trong dầu oliu còn có công dụng dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt của da.
Những người sở hữu làn da khô dùng dầu oliu là một chọn lựa đáng tiền trong chăm sóc da. Tuy dầu oliu đều được chiết xuất từ oliu nhưng dựa theo mức độ tinh khiết mà phân làm nhiều loại khác nhau như sau:
-
Extra virgin
Chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào nên đây là loại dầu oliu tinh khiết nhất, tốt nhất được lấy từ nước ép đầu tiên. Vì thế, giá thành của nó là cao nhất trên thị trường.
Extra virgin oliu oil giữ được những tinh túy của ô liu và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất gồm nhiều vitamin A, E, nhiều axit béo không bão hòa đơn, có nồng độ axit dưới 1% và các chất chống oxy hóa.
-
Virgin
Sau extra virgin thì virgin là loại dầu thu được từ nước ép đầu tiên của quả oliu nhưng theo phương pháp cơ học và vật lý với nồng độ axit cao hơn.
-
Pure
Đây là là loại dầu đã qua một số công đoạn xử lý loại bỏ tạp chất nên độ tinh khiết của dầu đã bị giảm đi nhiều (nhưng vẫn giữ được đặc tính vốn có). Pure oliu oil giá bán rẻ hơn hai loại trên, trên thị trường loại dầu này có tên là Olive oil.
-
Extra light / light hoặc Pomace
Là loại đã qua chế biến nhiều nhất, vì thế độ nguyên chất của nó cũng giảm đi đáng kể.

Điều chế sản xuất
Từ xa xưa, người ta đã biết chiết xuất dầu oliu bằng phương pháp thủ công, dùng các cối đá chuyên dụng để nghiền và ép các quả ô liu lấy ra dầu. Ngày nay, dầu oliu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh với năng suất và hiệu quả cao để đủ đáp ứng cho người tiêu dùng.
Lactic Acid là gì?
Lactic Acid hay Axit lactic hay axit sữa là một loại Alpha Hydroxyl Axit (AHA) - một dưỡng chất có thể tổng hợp trong tự nhiên. Mặt khác, Axit lactic còn được biết đến là một axit carboxylic với công thức hóa học C₃H₆O₃, được phân tách lần đầu tiên vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.
Công thức hóa học của Axit Lactic
Nhờ tính linh hoạt, Axit Lactic được ưa chuộng và ứng dụng khá nhiều trong đời sống của con người như trong công nghệ thực phẩm và làm đẹp. Đối với phái đẹp, Axit lactic được coi là “thần dược” sắc đẹp trong việc chăm sóc da nhờ khả năng thẩm thấu, len lỏi vào tận sâu vào các tế bào biểu bì. Khi được so sánh với Glycolic – một AHA khác cùng nhóm có khả năng thẩm thấu, Axit lactic được đánh giá cao hơn nhờ kết cấu là các phân tử siêu vi, hoạt chất nhẹ và làm da mềm mịm.
Đặc biệt nhờ đặc tính giữ nước cao, Axit lactic hạn chế sự mất nước của da khi sử dụng trực tiếp. Axit lactic được coi là sự lựa chọn khá an toàn với phái đẹp bởi khả năng tương thích trên nhiều loại da, đặc biệt là da khô và da nhạy cảm. Chuyên gia chăm sóc sắc đẹp Michele S. Green đến từ trường Đại học Yale University nhận định rằng Axit lactic có khả năng tái tạo cấu trúc da chỉ sau vài lần sử dụng, đặc biệt Axit lactic nồng độ khoảng 12% sẽ giúp tác động sâu xuống cả lớp biểu bì và hạ bì.
Axit lactic còn giúp tẩy đi lớp tế bào chết trên da nhưng không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm, từ đó làm sáng da, giảm thâm, hỗ trợ cải thiện dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và làm da căng bóng.
Lactic Acid cải thiện dấu hiệu lão hóa, giảm nếp nhăn và làm căng da
Điều chế và sản xuất Lactic Acid
Sản xuất Lactic Acid từ lên men vi khuẩn
Nguyên liệu để sản xuất Lactic Acid có thể từ váng sữa hoặc sữa chua,... Tận dụng các loại vi khuẩn để tạo ra quá trình lên men từ các nguyên liệu trên có thể thu được L-Lactic - Hợp chất thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp da.
Sản xuất Lactic Acid từ quy trình tổng hợp chất
Quá trình sản xuất Lactic Acid từ các nguyên liệu thô như dầu, khí tự nhiên, than đá. Từ những nguyên liệu này, sẽ điều chế và thu được hoạt chất acetaldehyde.
Sau đó, hoạt chất acetaldehyde sẽ nhiệt phân để tạo ra lactonitrile. Cuối cùng, lactonitrile được thanh lọc và hydroxy hóa thành Acid Lactic. Thành phần Lactic Acid ở công đoạn này thường là hỗn hợp của dạng D- và L- ,được gọi là hỗn hợp Acid Lactic DL-.
Tuy nhiên, trong sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm cần thiết cuối cùng là L-Lactic, do đó, sau khi thu được Acid Lactic DL- sẽ tiếp tục xúc tác phân giải đường để thu được sản phẩm như mong muốn.
Cơ chế hoạt động của Lactic Acid
Lactic Acid đóng vai trò là chất kích thích thúc đẩy quá phát triển của tế bào dưới lớp biểu bì da, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo collagen. Quá trình này thúc đẩy sự phát triển của tế bào mới dưới da đồng thời giúp giảm thiểu các nếp nhăn và làm da căng mịn.
Lactic Acid hoạt động linh hoạt và lướt nhẹ trên bề mặt da, giúp phá vỡ các liên kết của tế bào chết, tăng cường phát triển biểu bì và giữ ẩm cho da.
Lactic acid giúp kiểm soát dầu thừa trên da, ngăn ngừa tình trạng tắc lỗ chân lông và gây mụn, từ đó sẽ giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên của da và không tạo cảm giác khô da khi sử dụng.
Sodium molybdate là gì?
Natri molybdat, Na2MoO4, là nguồn cung cấp molybden. Nó thường gặp dưới dạng hydrat hoá, Na2MoO4·2H2O.
Anion molybdat (VI) có dạng tứ diện. Hai cation natri liên kết với mỗi một anion.
Lịch sử ra đời
Natri molybdat được tổng hợp trước tiên bằng phương pháp hydrat hoá. Một cách khác thuận tiện hơn được tiến hành bằng cách hoà tan MoO3 vào natri hydroxide ở 50 – 70°C và làm kết tinh sản phẩm thu được. Muối khan được tạo thành khi nung nóng lên nhiệt độ 100°C.
MoO3 + 2NaOH → Na2MoO4·2H2O
Tên thuốc gốc (hoạt chất)
Natri molybdat.
Tên gọi khác
Anhydric natri molybdat, Molypden (như natri), Natri molybdat (VI), Natri molypden oxit, Dinatri molybdat, Natrium molybdat.
Loại thuốc
Vitamin và khoáng chất.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 5,33mcg/ml.
Dung dịch truyền tĩnh mạch.
Viên con nhộng.
Viên nén bao phim.
Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, succinic acid (axit succinic) là một loại axit hữu cơ no 2 chức, tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi.
Ngoài cái tên axit succinic, người ta còn gọi loại axit này là axit hổ phách. Hổ phách là một loại vật liệu quý quen thuộc, dù vậy đặc tính của axit hổ phách (được chiết xuất lần đầu từ hổ phách nên có tên này) lại chưa được nghiên cứu sâu.

Succinic acid được tìm thấy tự nhiên trong hổ phách và mía. Với mục đích thương mại, axit succinic được dùng trong lĩnh vực chăm sóc da cũng như được sử dụng rất tích cực trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm cho các mục đích khác nhau.
Trong chăm sóc da, succinic acid acid có thể dùng kết hợp cùng hyaluronic acid để mang lại hiệu quả đáng kể trên da, cụ thể như bổ sung dưỡng ẩm, nâng da và làm mịn vẻ ngoài da. Ngoài ra, sự kết hợp này còn có tác dụng tẩy tế bào chết cũng như làm giảm chứng tăng sắc tố da sau thời gian sử dụng.
Ở khía cạnh sức khỏe, do là một chất chống oxy hóa mạnh, axit succinic có khả năng giúp phục hồi hệ thần kinh và hỗ trợ cho hệ miễn dịch, bù đắp lại sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể và bộ não, nâng cao sự nhận biết, tập trung, khả năng phản xạ và giảm căng thẳng.
Điều chế sản xuất
Trong lịch sử, bằng cách chưng cất hổ phách mà người ta thu được succinic acid. Bên cạnh đó, loại axit này còn được sản xuất từ dầu mỏ nhưng phương pháp này rất tốn kém cũng như gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Về sau, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất axit succinic bằng công nghệ sinh học. So với các phương pháp truyền thống, phương pháp mới này chi phí thấp hơn 20% cũng như thân thiện môi trường hơn.
Quá trình sản xuất axit succinic theo công nghệ sinh học sẽ dùng nguyên liệu glucoza (đường gluco) - được tìm thấy từ quá trình chiết xuất từ củ cải đường hoặc mía đường. Ngoài đường gluco, người ta còn sử dụng gỗ làm nguyên liệu vì xenluloza trong gỗ có thể được chuyển hóa thành glucoza dưới tác động của axit.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Sâm bố chính.
Tên khác: Sâm báo, Thổ hào sâm.
Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ Malvaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Sâm bố chính là một loài cây thân thảo, sống lâu năm cao từ 30-50 cm, mọc đứng một cách yếu ớt có khi dựa vào những cây xung quanh. Thân cành có thể mọc đứng cũng có khi bò lan tỏa ra mặt đất, cành hình trụ và không có lông. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm hình chỉ. Các lá càng lên phía ngọn cây thì càng hẹp, phiến lá xẻ thùy 3-5 hoặc dạng mũi mác, mép lá có răng cưa thưa và đều, hai mặt có lông.

Rễ phát triển thành củ hình trụ, màu trắng hoặc vàng nhạt, đường kính từ 1,5-2 cm. Hoa màu sâm bố chính màu đỏ hoặc hồng mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống hoa dài từ 5-8 cm, có lông cứng. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần đài, có khía dọc, quả nang, khi quả chín thì các lớp vỏ quả khô lại và mở ra bằng đường nứt theo khía dọc thành 5 mảnh vỏ, hai mặt đều có nhiều lông hình sao.
Quả chín có màu đen nhạt. Hạt hình thận, dài 2-3 mm, có lông tơ, lúc xanh có màu xanh nhạt, chín có màu nâu đen, mặt ngoài có những đường vân tạo thành những gợn hay những ụ màu vàng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Sâm bố chính phân bố ở Úc và Châu Phi cũng như các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Thu hái: Rễ sâm bố chính thu hái vào mùa thu đông cụ thể vào các tháng 11-12 và tháng 1-2.

Chế biến: Sâm bố chính có nhiều cách chế biến khác nhau. Có nơi đào rễ về thì cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm rồi vớt ra để khô. Sau đó đồ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô. Có nơi đào rễ về cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài rồi phơi qua ngày rồi mang đi sấy cho thật khô. Cũng có nơi đào rễ về cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (cứ 10kg rể dùng 300g phèn chua tán nhỏ), rửa sạch phơi nắng hay sấy khô. Có nơi còn ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt giúp tăng tác dụng điều trị và dễ uống.
Bộ phận sử dụng
Rễ củ của sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii).
Lutein là gì?
Lutein là một carotenoid có trong tự nhiên được tổng hợp bởi thực vật, được tìm thấy dễ dàng trong các nguồn thực phẩm hàng ngày như rau dền, rau khoai lang, súp lơ xanh, cải xoăn, và cà rốt vàng. Lutein có công thức hóa học là C40H56O2, được xếp vào phân loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ cùng với Zeaxanthin bởi chúng cùng có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân có hại, phân tử không ổn định và các gốc tự do.
Công thức hóa học của Lutein
Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, Lutein giúp bảo vệ da chống lại các gốc tự do có hại có trong môi trường. Đây chính là đặc điểm nổi trội nhất của Lutein , do đó hợp chất này được phái đẹp khá ưa chuộng và bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bằng cách giảm stress oxy hóa xảy ra trên da, việc thoa Lutein lên da giúp cải thiện độ ẩm cho da và chống lão hóa do tác nhân có hại và yếu tố tuổi tác.
Nhờ công dụng tuyệt vời, thành phần Lutein được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da cho phái đẹp. Để tận dụng triệt để quá trình chống oxy hóa, các dòng sản phẩm mỹ phẩm thường kết hợp các lợi ích của nhiều chất carotenoid trong đó có sự kết hợp giữa Lutein và Zeaxanthin.
Lutein giúp cải thiện khả năng giữ ẩm cho da và chống lão hóa tuổi tác
Điều chế và sản xuất Lutein
Bột Lutein vi năng được điều chế bằng phương pháp sấy phun sử dụng vật liệu bao gói là maltodextrin có hiệu suất bao gói cao (86,4%), tan tốt trong nước, có khả năng đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng của Lutein trong thực phẩm.
Cơ chế hoạt động của Lutein
Lutein là hợp chất Carotenoid được phát hiện nhiều nhất trong não và điểm vàng của mắt. Trong cơ thể người, carotenoid đóng vai trò là chất chống oxy hóa cũng như là thành phấn thiết yếu cấu tạo nên cơ thể. Tuy nhiên, trở ngại của cơ thể người là không có khả năng tự tổng hợp Lutein mà phải bổ sung hợp chất này trong quá trình ăn uống và bổ sung các loại rau xanh, hoa quả có màu đậm hoặc qua các chất bổ sung khác.
Với da, Lutein đóng vai trò điển hình là chất chống oxy hóa, giúp da chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra bởi ánh sáng xanh hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không khoa học.
Lutein được tìm thấy trong rau dền, rau khoai lang, súp lơ xanh, cải xoăn và cà rốt vàng
Sucrose là gì?
Sucrose còn được gọi là saccharose, là sản phẩm được tách ra từ cây mía và củ cải. Quy trình tiếp theo sẽ tiến hành làm tinh khiết và kết tinh, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, có nhiều trong mía. Ở một số loại thực vật tự nhiên khác như thốt nốt, mật ong, trong một số loại trái cây người ta cũng tìm thấy sucrose. Nguồn gốc hình thành sucrose từ trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác.
Sucrose là một disaccarit được tạo thành từ một là glucose và fructose. Cả hai loại đường liên kết với nhau bởi liên kết 1,2 glucoside. Sucrose còn có nhiều tên gọi khác nhau: Sucroza, saccarôzơ, đường kính, đường thốt nốt, đường mía, đường ăn, đường phèn, đường cát, sucrose pure,…
Công thức hóa học của Sucrose là C12H22O11.
Cấu tạo phân tử

Trong phân tử sucrose gốc – glucose và gốc – fructose liên kết với nhau qua nguyên tử O giữa C1 của glucose và C2 của fructose (C1 – O – C2).
Không còn nhóm OH hemiaxetal không có khả năng mở vòng.
Điều chế sản xuất
Vì sucrose có đột ngọt cao nên dùng làm chất tạo ngọt thực phẩm phổ biến nhất các tổ hợp của các thành phần chức năng. Có nơi người ta đã thay thế nó bằng các chất tạo ngọt khác như các si-rô fructose như ở Mỹ.
Loại đường được đánh giá là quan trọng nhất chính là sucrose, trong thực vật và có thể tìm thấy trong nhựa libe. Loại đường này được tách ra từ mía đường hay củ cải đường quy trình sau đó là làm tinh khiết và kết tinh. Ngoài ra việc sản xuất sucrose ở quy mô thương mại khác còn có lúa mì ngọt, Acer saccharum và thốt nốt (Borassus spp.).
Trong chế biến thực phẩm, sucrose do nó vừa là chất tạo ngọt vừa là chất dinh dưỡng. Sucrose là thành phần quan trọng trong nhiều loại thực phẩm như bánh bích quy, kẹo ngọt, kem và nước trái cây, hỗ trợ trong bảo quản thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Sacrosidase là một [beta]-fructofuranoside fructohydrolase thủy phân sucrose. Không giống như sucename-isomaltase ở ruột người, sucrose không có hoạt tính với oligosacarit chứa 1,6 liên kết glucosyl.
Sucrose là 1 disaccharide nên nó phải được chia nhỏ trước khi cơ thể tiêu hóa. Nhờ enzym trong miệng phân hủy 1 phần đường sucrose thành glucose và fructose. Việc tiêu hóa đường chủ yếu được diễn ra ở ruột non. Khi Enzyme sucrase được tiết ra bởi lớp niêm mạc ruột non sẽ giúp phân tách sucrose thành glucose, fructose và hấp thụ vào máu.
PPG-10 Methyl Glucose Ether là gì?
Theo thông tin được cung cấp cho Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) theo ngành trong khuôn khổ Chương trình Đăng ký Mỹ phẩm Tự nguyện (VCRP) vào năm 2011, các este và polyetyl glucoza sau đây đang được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm metyl glucoza dioleat, metyl glucoza sesquioleat, metyl glucose sesquistearat, PPG-10 metyl gluco ete, PPG-20 metyl gluc ete, PPG-20 metyl gluco ete distearat, metyl gluceth-10, metyl gluceth-20, PEG-120 metyl glucoza dioleat, PEG-20 metyl glucoza distearate, PEG-20 methyl glucose sesquistearate, và PEG-120 methyl glucose trioleate.
Trong phạm vi bài này, sẽ đề cập đến PPG-10 Methyl Glucose Ether. Nó là một este metyl glucoza propoxyl hóa 100% có nguồn gốc tự nhiên, là một chất lỏng chiết xuất từ đường hoạt động như một chất làm mềm hòa tan trong nước (làm cho làn da của bạn đẹp và mịn màng), chất cố định hương thơm và chất giữ ẩm (giúp da giữ nước) trên da.
Nó tạo ra một cảm giác sang trọng trong dầu gội đầu và các hệ thống chất hoạt động bề mặt khác. Tính dịu nhẹ của nó làm cho nó trở thành một lựa chọn tự nhiên cho các sản phẩm trang điểm được sử dụng quanh mắt hoặc trong các công thức dành cho da nhạy cảm. Nó được khuyến khích sử dụng trong kem dưỡng da, kem, công thức làm sạch, dưỡng tóc, gel tạo kiểu.
Điều chế sản xuất PPG-10 Methyl Glucose Ether
PPG-10 Methyl Glucose Ether có công thức hóa học: trong đó R là hydro hoặc chuỗi polypropylene glycol, với độ dài trung bình là 10 đơn vị lặp lại glycol.
Công thức hóa học cuả PPG-10 Methyl Glucose Ether
Cơ chế hoạt động PPG-10 Methyl Glucose Ether
PPG-10 Methyl Glucose Ether là một loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng có nguồn gốc từ glucose tự nhiên. Nó có thể được trộn với nước, cồn và dầu mỡ, cung cấp khả năng dưỡng ẩm, bôi trơn và làm mềm da thuận lợi.
PPG-10 Methyl Glucose Ether là thành phần được tìm thấy trong các loại kem và chất tẩy rửa giúp làm ẩm da bằng cách thu hút các phân tử nước như nam châm. Về mặt hóa học, chất giữ ẩm là các chất hút ẩm tạo thành liên kết hydro với các phân tử nước. Liên kết này giúp dưỡng ẩm cho da bằng cách rút nước từ các lớp tế bào thấp hơn.
PPG-10 Methyl Glucose Ether làm việc bằng cách kéo nước từ lớp hạ bì (lớp thứ hai của da) đến lớp biểu bì (lớp trên cùng của da).
Quá trình này làm tăng mức độ ẩm trong tầng lớp sừng, lớp tế bào chết bao gồm lớp vỏ ngoài cùng của lớp biểu bì. Bằng cách đó, da sẽ trông ít bị bong tróc và ít bị nứt và nứt.
PPG-10 Methyl Glucose Ether Cũng khuyến khích các tế bào chết, bằng cách phá vỡ các protein giữ các tế bào với nhau. Nếu độ ẩm trên 70%, chất giữ ẩm thậm chí có thể hút hơi nước từ không khí để giúp dưỡng ẩm cho da.
Thiamidol là gì?

Thiamidol hay được gọi là hợp chất Isobutylamido Thiazolyl Resorcinol (ITR) được nhiều người biết đến và được dùng phổ biến từ năm 2018 trở lại đây do khả năng ức chế Tyrosinase. Trong 50.000 hợp chất có khả năng ức chế Tyrosinase, thiamidol được xem là mạnh nhất dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trên mô hình mô phỏng Tyrosinase người.
Tyrosinase là một trong những enzyme có tác dụng tổng hợp ra Melanin tạo sắc tố da. Nếu cơ thể không có Tyrosinase sẽ mắc bệnh bạch tạng; còn nếu quá dư Tyrosinase sẽ làm da đen, sạm và nám. Ngoài ra, Tyrosinase dễ hoạt hóa mạnh dưới tia UV trong ánh nắng mặt trời.
Ức chế Tyrosinase là một phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh về sắc tố da. Với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao thì những nghiên cứu về các thành phần có khả năng ức chế enzym Tyrosinase giúp dưỡng trắng, ngăn ngừa và làm mờ thâm, nám, sạm da ngày càng được thực hiện nhiều hơn.
Năm 2019 là cột mốc đáng nhớ với thương hiệu Eucerin trên toàn cầu vì đã nghiên cứu và ứng dụng thành công hoạt chất dưỡng trắng đột phá Thiamidol vào các sản phẩm điều trị sắc tố da. Hoạt chất này thuộc bằng sáng chế của Beiersdorf AG - công ty sở hữu Eucerin nên được độc quyền ứng dụng trong các sản phẩm của Eucerin.
Ngoài khả năng làm trắng, Thiamidol cũng có khả năng bảo vệ da trước tia UV, ngăn ngừa sắc tố da hình thành bởi tia UV.
Cơ chế hoạt động
Một nghiên cứu so sánh về hiệu quả trị nám của Thiamidol 0.2% và Hydroquinone 2% đã được thực hiện, sau 12 tuần, các vết nám đen trên mặt của người sử dụng Thiamidol đã giảm đi nhiều hơn người dùng Hydroquione.
Một nghiên cứu khác cũng cho rằng việc sử dụng Thiamidol 4 lần/ngày sẽ hiệu quả hơn tần suất 2 lần/ngày.
Thiamidol hoạt động dựa trên nguyên tắc ức chế sản sinh Melanin quá mức, nguyên nhân chính gây ra tình trạng thâm nám, đồi mồi, khiến da không đều màu ngay tại gốc tế bào sắc tố. Từ đó hạn chế nguy cơ xuất hiện các vết thâm nám cho da ngay từ bên trong.
Các phân tử Thiamidol có khả năng thẩm thấu sâu vào lớp trung bì và hạ bì, tiêu diệt những tế bào gốc tự do sản sinh Melanin dưới da, giúp ngăn ngừa nám, tàn nhang.
Sản phẩm liên quan









